I. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết:
Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày. Đau đầu dữ dội ở vùng trán. Đau hốc mắt, đau người, các khớp. Buồn nôn. Phát ban. Xuất huyết: dưới da, chảy máu mũi, ra kinh nguyệt bất thường, xuất huyết tiệu hóa….
II. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
- Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách.
+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
+ Thả cá rô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy….
- Phòng chống muỗi đốt:
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
III. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
- Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
- Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc và có thể gây tử vong nhất là với trẻ em và người cao tuổi, gây thiệt hại lớn về kinh tếcủa gia đình và của xã hội.
- Chính vì vậy mà ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và chỉ đạo cụ thể đến từng thành viên nhà trường thực hiện nghiêm các công việc vệ sinh phòng, chống bệnh dịch – Bệnh sốt xuất huyết, không để có nước đọng và không có chỗ cho muỗi vằn phát sinh. Với phương châm không có muỗi và không có sốt xuất huyết.