Ngày 01/12 hàng năm được chọn làm ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS.
Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc chữa khỏi bệnh HIV/AIDS, vì vậy biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS một cách hiệu quả.
HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kì ai, lây nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội …Bất kì ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.
AIDS là hội chứng suy giảm miễm dịch mắc phải. Là khả năng chống bệnh bị suy yếu đến nỗi cơ thể bị các bệnh khác hoành hành đều không điều trị khỏi được.
HIV lây nhiễm qua các con đường khác nhau: qua đường máu (không dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, nên sử dụng bơm kim tiêm dùng 1 lần rồi bỏ, không tiêm chích ma túy…); qua đường tình dục (không nên quan hệ tình dục bừa bãi, sống chung thủy là cách phòng tránh tốt nhất…); đường từ mẹ sang con (người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên sinh con. Trường hợp muốn sinh con phải đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng tránh lây nhiễm HIV cho con).
Người nhiễm HIV/AIDS vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm đầu, họ có thể sống chung với gia đình và làm việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy chúng ta không nên phân biệt, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS. Hãy quan tâm, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và cùng nhau bảo vệ cộng đồng. Việc phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và mỗi cá nhân. Bớt đi một ánh mắt kỳ thị là tăng thêm một tia hy vọng cho người nhiễm HIV/AIDS. Hãy cùng chung tay phòng chống HIV-AIDS.