BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn (cả lợn nhà và lợn hoang dã); bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, có thể là vật chủ mang trùng suốt đời, do vậy khó có thể loại bỏ nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
I. ĐẶC ĐIÊM CỦA VI RÚT DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Vi rút dịch tả lợn châu Phi có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Vi rút dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được ở nhiệt độ thấp: ở trong thịt lợn sống hoặc nấu ở nhiệt độ không cao vi rút có thể tồn tại được 3-6 tháng; ở nhiệt độ 560 C tồn tại được 70 phút; ở nhiệt độ 600C trong 20 phút; trong máu đã phân hủy được 5 tuần; trong máu khô được 70 ngày; trong phân ở nhiệt độ phòng được 11 ngày; trong máu ở nhiệt độ 40C được 18 tháng; trong thịt dính xương ở nhiệt độ 390 C được 150 ngày, trong giăm bông được 140 ngày.
II. ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH:
Vi rút dịch tả lợn châu Phi lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật thể nhiễm vi rút như: Chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo, giày dép nhiễm vi rút và thức ăn thừa chứa thịt lợn nhiễm bệnh.
III. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3-15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3-4 ngày.