Thời gian tuyên truyền: tháng 10
Người thực hiện:
GVCN, Đ/c Lợi, đoàn viên
Trong cuộc sống chúng ta thường gặp rất nhiều
nguyên nhân có thể gây ra ngã như: vấp ngã, va chạm gây ra ngã, ngã khi vui chơi đùa nghịch
chen lấn xô đẩy nhau….Vậy chúng ta phải
làm thế nào để phòng tránh ngã và giảm tối đa tác hại của việc ngã gây ra thì
ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách “phòng tránh
tai nạn do ngã”
Để hạn chế tai nạn thương tích xảy ra đối với
các em do ngã thì các em phải biết khái niệm, nguyên nhân và cách phòng tránh
về ngã, cô sẽ giúp các em hiểu nhé.
Ngã và những chấn thương do ngã là những tai
nạn rất thường gặp ở trẻ em. Ngã để lại những hậu quả trước mắt và lâu dài,
nhiều khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng vận động, cũng như tình trạng
sức khỏe của các em học sinh.
Nguyên nhân dẫn đến ngã của trẻ có thể chia
làm 2 nhóm chính:
1. Do con người:
+ Đối với các em học sinh lớp 1, các em còn
rất bỡ ngỡ khi mới đến trường, 1 môi trường hoàn toàn mới, các em phải làm quen
dần với môi trường xung quanh, khi vui chơi đùa nghịch các em không được xô đẩy
nhau,cần cẩn thận khi vui chơi để tránh
xảy ra vấp ngã gây ra những tai nạn
thương tích đáng tiếc.
+ Ở trong lớp học thì không với lấy đồ dùng,
sách báo, chuyện tranh trên giá sách cao
mà phài nhờ các cô giáo và người lớn lấy cho.
+ Trong giờ ra chơi chúng ta không được ngồi
trên bậc cao, lan can ….
+ không được nhảy từ trên cao xuống-.
+ Chơi ở những nơi không an toàn.
+ Chạy nhảy, đùa nhau, leo cây, trèo cầu
thang.
2. Do môi trường có
nhiều yếu tố, nguy cơ:
+ Khi trời mưa thì chúng ta không được chạy ra
mưa, không đi vào các chỗ trơn trượt dễ ngã, phải chơi trong lớp học, chơi và
đi lại ở khu vực vui chơi có mái che, không đùa nghịch xô đẩy nhau khi chơi .
+ Không chơi các đồ chơi mà là vật sắc nhọn dẽ
gây ra tai nạn thương tích khi vui chơi
+ Khi chúng ta đi cầu thang thì phải đi tùng
bước, từng bậc một không được chạy nhảy nô đùa không được núi kéo nhau và kéo
các bạn khác, không xô đẩy chen lấn gây ra ngã và kéo theo bạn bên cạnh mình
cũng bị ngã theo..
3. Cách phòng tránh tai nạn thương tích do ngã:
+ Trong giờ không
chơi, đùa nghịch ở những nơi nguy hiểm.
+ Không chơi các đồ
chơi sắc nhọn ( như bút chì, thước dài, que …), dễ gây ra tai nạn thương tích
+ Không nô đùa, chen lấn xô đẩy nhau khi đi
cầu thang.
+ Khi bị ngã hoặc nhìn thấy bạn bị ngã thì
nhanh chóng gọi người lớn hoặc dắt bạn vào phòng y tế hoặc vào lớp học nơi gần
nhất.
Khi bị ngã chảy máu hay chảy máu cam thì chúng
ta phải nhanh chóng lấy tay mình bịt hay giữ chặt chỗ chảy máu lại, để tránh
máu chảy ra nhiều.
Cô hy vọng rằng thông qua bài
tuyên truyền hôm nay sẽ giúp được các em học sinh có thêm nhiều kiến thức để
phòng tránh tai nạn thương tích và sẽ không có 1 bạn học sinh nào bị ngã khi
chơi đùa trong các giờ ra chơi.