Có thể nói trẻ em bị xâm hại hiện nay đang là mối lo ngại, trăn trở của nghành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và xảy ra với các em học sinh mọi độ tuổi. Xâm hại trẻ em diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Nếu các em bị xâm hại sẽ tổn thương đến tâm sinh lí. Rất có thể các em là những đứa trẻ hoàn toàn khác như thụ động, đờ đẫn, lo sợ, tự kỉ. Đó là điều không ai trong chúng ta mong muốn. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không bị bắt cóc, xâm hại là một trong những vấn đề cần thiết trong xã hội hiện nay. Nó không phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác giáo dục hay của những người làm công tác xã hội mà đó là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Chính vì vậy, thực hiện Công văn số 4559/SGD&ĐT - CNTT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trường Tiểu học Ái Mộ B cùng với Trung tâm Phòng, chống Tai nạn Thương tích Trẻ em đã tổ chức các lớp tập huấn Phòng chống bắt cóc và bị xâm hại Trẻ em cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường trong 2 ngày: 19 và 26 tháng 10 năm 2018.
Đến dự và chỉ đạo buổi tập huấn có đồng chí Nguyễn Phồn Hưng – Trưởng phòng đào tạo Trung tâm Phòng, chống Tai nạn Thương tích Trẻ em, các đồng chí trong Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên, học sinh nhà trường về các nội dung:
- Kỹ năng phòng chống bắt cóc và xâm hại tình dục
- Kỹ năng phòng chống lừa đảo, dụ dỗ qua mạng internet
- Kỹ năng phòng chống lừa đảo, lôi kéo sử dụng ma túy
- Kỹ năng thoát hiểm trong tình huống đặc biệt
Qua buổi tập huấn, các thầy cô giáo và các em không chỉ nhận được kiến thức mà còn được thực hành các cách phòng tránh bị xâm hại rất bổ ích, ngoài ra còn có thể tuyên truyền cho người thân, bạn bè một số kiến thức, kĩ năng cơ bản sau:
1. Hiểu về giới tí !important;nh và các vùng nhạy cảm
Bốn vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông.
Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết.
Cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
2. Khô !important;ng cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Cần biết cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
3. Khô !important;ng chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
4. Trá !important;nh xa người lạ mặt
Tìm cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
5. Khô !important;ng cho người lạ mặt vào nhà
Khi trẻ ở nhà một mình, tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.
6. Dạy trẻ cá !important;ch chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn.
Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
7. Bá !important;o ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết.
Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.
Nhờ những kiến thức, kĩ năng được tập huấn cùng các nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong chương trình giảng dạy sẽ giúp các em phòng tránh được sự xâm hại góp phần tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.
Một số hình ảnh: