Phương pháp "Bàn tay nặn bột"
là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức
khoa học tự nhiên. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp
các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào
tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.
Phương
pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” là dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết
theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp
các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương
pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm
được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên
cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.
Phương
pháp “Bàn tay nặn bột” thu hút được sự tham gia nhiệt tình của giáo viên trường
Tiểu học Ái Mộ B và sự hứng khởi của học sinh. Đại diện như cô giáo Phạm Thị Bích Ngọc với bài: Không
khí có những tính chất gì?, cô giáo Trần Thị Kim Tuyến với bài: Nước
có những tính chất gì?, cô giáo Nguyễn
Thị Hồng Hạnh với bài: Ánh sáng.
Hình ảnh: Cô giáo Trần Thị Kim Tuyến – lớp 4A2 thực hiện
chuyên đề
theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Hình ảnh: Cô giáo đang hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
Hình ảnh: Cô giáo Nguyễn Thị Hồng hạnh – lớp 4A5 thực hiện
chuyên đề
theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Trao
đổi với Ban giám hiệu, cô Phạm Thị Bích Ngọc – giáo viên lớp 4A3 chia sẻ: “Cần
đổi mới phương pháp dạy học để tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê
khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học,
phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc hình thành năng lực nghiên cứu khoa
học; rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học
sinh.
Các em được tự làm thí nghiệm và tìm ra kiến thức qua
việc thực hành. Trong quá trình làm thí nghiệm trực tiếp, HS sẽ tự đặt câu hỏi, tự thử
nghiệm các thí nghiệm để tìm ra câu trả lời và rút ra các kết luận.
Khi
dạy học theo hướng nghiên cứu bài học tôi cảm thấy mình đã trưởng thành hơn
trong việc quan sát học sinh về cử chỉ, thái độ, nét mặt đồng thời cũng hiểu
các em hơn trong sự tham gia của các em với bài học”.
Sau
thành công chuyên đề của tổ 4, bài học kinh nghiệm rút ra là:
-
Giáo
viên phải quan sát học sinh một cách tinh tế, tạo cơ hội phỏng vấn trò chuyện
với các em thì mới biết được học sinh gặp những khó khăn vướng mắc gì. Khi phát
hiện nhiều học sinh gặp khó khăn thì giáo viên phải chủ động dừng hoạt động
đang tiếp diễn lại và phải khéo léo dùng những câu hỏi gợi mở để tháo gỡ khó
khăn cho các em. Trong những tình huống như thế này thì vai trò của giáo viên
rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý giúp đỡ các em. Nếu dạy theo phương
pháp dạy học cũ thì có lẽ lúc này học sinh đã bị bỏ rơi.
-
Cần
cho các em tự do trao đổi để đưa ra dự đoán ban đầu. Các em đưa ra rất nhiều dự
đoán nhưng những dự đoán này hầu như không giống với hiện tượng thí nghiệm xảy
ra. Hiểu biết ban đầu của các em về một sự vật, hiện tượng có thể đúng có thể
sai rất phong phú và đa dạng.
-
Phải
thực sự làm cho “Dạy học là một nghệ thuật, người giáo viên là một người nghệ
sĩ” không thể dạy học sinh theo thiết kế giáo án theo đường thẳng mà phải linh
hoạt dạy theo thực tế học sinh. Hơn nữa khi dạy 1 tiết theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
thì trước khi lên lớp, giáo viên phải tiến hành làm thí nghiệm
trước để xem kết quả thí nghiệm có xảy ra không? Nếu thí nghiệm không thành
công thì tiết dạy có hay đến mấy các em cũng không chiếm lĩnh được tri thức
thật sự, đồng thời giáo viên phải luôn trang bị cho mình
một vốn kiến thức chắc chắn mới có thể giải quyết các tình huống nảy sinh trong
tiết học vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu bài trước khi dạy.
- Dạy học theo hướng
nghiên cứu bài học và sử dụng các phương pháp “Bàn tay nặn bột”, giúp giáo viên
học hỏi được rất nhiều. Mình tự học chính mình qua những tiết trực tiếp giảng
dạy. Tự mình rút ra được những bài học kinh nghiệm cho
bản thân, qua sự quan sát việc học của học sinh. Đồng thời học tập từ đồng
nghiệp qua việc chia sẻ rút kinh nghiệm sau tiết học. Khi dạy học theo hướng
nghiên cứu bài học giáo viên cảm thấy đã trưởng thành
hơn trong việc quan sát học sinh về cử chỉ, thái độ, nét mặt đồng thời cũng
hiểu các em hơn trong sự tham gia của các em với bài học, để từ đó không
còn “bỏ rơi” học sinh như trong
phương pháp dạy học cũ nữa.
Chúc Tiểu học Ái Mộ B thành công với
các chuyên đề dạy học vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”!