Thư
viện là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi nhà trường; với vai trò là trung tâm
sinh hoạt văn hóa, khoa học, giáo dục phục vụ đắc lực cho việc dạy và học. Với
vai trò vô cùng quan trọng ấy, thư viện trường học cần phải xây dựng cho mình một
hình ảnh “Thân thiện –Hiện đại trên cơ sở của sự chuẩn hóa thư viện”.
Trường
tiểu học Ái Mộ B là một trong những ngôi trường có lịch sử Dạy – Học lâu đời
với nhiều thành tích xuất sắc. Để duy trì và phát huy truyền thống ấy, bên cạnh
hệ thống các phòng học và phòng chức năng khác, Nhà trường đặc biệt chú trọng
đầu tư xây dựng một thư viện khang trang với tổng diện tích 190m2. Năm 2014 thư
viện nhà trường đã vinh dự đạt danh hiệu thư viện chuẩn cấp Thành phố. Từ đó
cho dến nay, thư viện không ngừng được được đầu tư và đẩy mạnh hoạt động.
“Chuẩn
hóa thư viện” không khó, nhưng để xây dựng được hình ảnh một thư viện “Thân
thiện - Hiện đại” đòi hỏi nỗ lực của cả một tập thể, của Ban giám hiệu nhà
trường, của các thầy các cô và của các em học sinh, đặc biệt là cần cái tâm và
sự yêu nghề của nhân viên thư viện, người hằng ngày trực tiếp vận hành thư
viện.
Sau nhiều năm hoạt động tích
cực và hiệu quả, Nhà trường nhận ra rằng “Đẩy mạnh hoạt động là con đường ngắn
nhất để xây dựng một thư viện Thân thiện -Hiện đại”.
Vậy
cần phải đẩy mạnh hoạt động ấy như thế nào? Đó là câu hỏi không dễ trả lời.Để
thực hiện được thì cần một quá trình với nhiều cuộc cách mạng.
Tại thư viện trường tiểu học
Ái Mộ B,một ngôi trường lớn với 1392 học sinh, 29 lớp, 52 CB GV, với tổng số
tài liệu hiện có là 30316 bản, sách giáo khoa là 3794 bản, sách nghiệp vụ là 2485
bản, sách tham khảo là 24037 bản; có 11loại báo, tạp chí được đưa ra,nhiều tủ
sách giá trị như tủ sách tra cứu, pháp luật, khoa học, đạo đức, lịch sử, Tủ
sách Bác Hồ, tủ sách Thăng Long - Hà Nội, tủ sách biển đảo; thư viện còn được
trang bị 12 máy tính, 1 bộ thiết bị nghe nhìn, 4 chiếc bảng…đã phục vụ tốt cho công
tác dạy và học của giáo viên và học sinh, thu hút hàng triệu lượt đọc/tháng.
Hình ảnh: Hình ảnh học sinh đọc sách tại trường Tiểu học Ái Mộ B
Hình ảnh: Hình ảnh tủ sách Thư viện trường Tiểu học Ái Mộ B
Đặc
biệt, với số tài liệu phong phú và khổng lồ này, để giới thiệu được tới các
thầy cô và học sinh, nhà trường đã dành 29 tiết thư viện cho học sinh các khối
lớp từ 1 tới 5. Trong các tiết đọc dó, học sinh được học tại thư viện, được đọc
sách dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, đúng nghiệp vụ của cán bộ thư viện. Nhờ các
tiết học này mà học sinh được tiếp xúc với nhiều loại sách, nhiều đầu sách hơn.
Nhờ đó, các em được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục đúng như lời nhà văn M.Go-rơ-ki đã
từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Từ việc đọc sách, các
em hình thành đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc,
sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ
dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời.
Cũng
nhờ cái vốn ấy, nhà trường có điều kiện khuyến khích giáo viên mượn đọc, tìm
tòi nghiên cứu. Nguồn tư liệu này, giúp thầy cô bổ sung thông tin làm cho nội
dung bài giảng ngày càng phong phú để làm giàu vốn kiến thức của mình, truyền
tải đến học sinh lượng kiến thức tốt nhất. Đó chính là đích đến mà Nhà trường
hướng tới trên con đường đẩy mạnh hoạt động thư viện.
Trên
con đường tiến đích, Là một nhân viên thư viện của trường, được nhận trọng
trách trực tiếp vận hành thư viện, tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình
trong việc xây dựng thư viện nhà trường trở thành điểm đến yêu thích của mỗi
cán bộ giáo viên cũng như các em học sinh. Tôi luôn mong được tuyên truyền,
giới thiệu những cuốn sách hay, có giá trị đến việc giáo dục tri thức và nhân
cách cho học sinh. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, ngoài việc giới
thiệu sách trong các tiết học, tôi thường duy trì hoạt động giới thiệu sách một
tháng một lần vào giờ chào cờ. Dù là giới thiệu sách mới, sách cũ, dù là thể
loại nào, tôi luôn lựa chọn những cuốn giàu giá trị Văn hóa, Khoa học, Đạo đức
và giới thiệu dưới nhiều hình thức hấp dẫn để học sinh dễ dàng tiếp nhận và học
theo.
Bên
cạnh những hoạt động tại thư viện, hoạt động thư viện của trường còn diễn ra
dưới một không gian mở (tức là các hoạt động diễn ra ngoài thư viện như tại sân
trường, hay tại các lớp học). Có thể kể đến một số hoạt động như:
Ngày
hội đọc sách (thường được trường tổ chức vào đầu xuân, một mặt tạo được niềm
vui cho năm mới nhờ sự tề tựu của thầy trò, đặc biệt là có sự góp mặt của phụ
huynh học sinh, mặt khác là cơ hội giới thiệu rất tốt những đầu sách được trưng
bày. Bạn đọc được thỏa thích chiêm ngưỡng và đọc chúng. Sau Hội sách, bạn đọc
có thể tìm đến thư viện trường để mượn đọc những cuốn yêu thích mà bạn đọc được
biết đến trong buổi giới thiệu. Đáng quí nữa là Ngày hội đọc sách góp phần xây dựng Văn hóa đọc, nâng cao chất lượng thư
viện phòng đọc của các nhà trường , tạo nguồn tài liệu thường xuyên dồi dào cho
thư viện, phòng đọc trường học). Có thể nói, đây là một ngày hội rất ý nghĩa
nhằm tôn vinh sách, củng cố tuyên truyền văn hóa học một cách thực tế và hiệu
quả nhất.
Một
hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho việc đưa sách đến thật gần với các em học
sinh là hoạt động giới thiệu sách hàng tuần của học sinh các lớp theo chủ đề. Hoạt
động này được duy trì hàng tuần, mỗi tuần 2 lớp giới thiệu, duy trì trong suốt năm học, các lớp đều hào hứng và
tham gia rất nghiêm túc. Ngoài bài viết tốt, có lớp còn đầu tư cả trang phục và
poster. Nhờ đó mà những buổi giới thiệu ấn đã gây được ấn tượng cho học sinh và
thầy cô toàn trường, giúp các em nhớ được tên sách tìm mượn đọc tại thư viện. Cái
hay của những buổi giới thiệu sách của học sinh là học sinh trở thành chủ thể
trong vai trò vừa là người giới thiệu sách, vừa là độc giả.
Nhận
thấy niềm say mê đọc sách và tình yêu sách của các em, thư viện nhà trường tiếp
tục tạo một sân chơi bổ ích cho các em qua cuộc thi “Giới thiệu sách” giữa các
các khối lớp. Cơ cấu giải thưởng cũng khá lớn. Cuộc thi được phổ biến rầm rộ
góp phần thắp lửa tình yêu sách trong các em, đưa các em lại gần với sách, với
thư viện nhà trường hơn.
Hình ảnh: Học sinh lớp 5A2 giới thiệu sách
Hình ảnh: Học sinh lớp 5A1 giới thiệu sách
Một
trong những hoạt động của thư viện để lại dấu ấn sâu sắc trong không gian học
tập trên lớp của các em đó là hoạt động xây dựng thư viện góc lớp.Với sự chỉ
đạo sát sao của Phòng GD&ĐT quận Long Biên, trường tiểu học Ái Mộ B rất
quan tâm và chú trọng chỉ đạo triển khai xây dựng, phát huy hiệu quả của thư
viện góc lớp. Ngay sau khi nhà trường triển khai kế hoạch, nhà trường đã có 29
thư viện lớp học được xây dựng. Mỗi thư viện lớp học bao gồm một tủ (một giá
sách) chứa khoảng trên 100 cuốn sách, truyện, báo, tạp chí. Cùng với đó là sổ
ghi chép mượn trả và quản lý tài liệu thư viện lớp học (Do các em ban thư viện
lớp học phụ trách).Thêm bảng mã màu phân loại rõ ràng các em học sinh có thể dễ
dàng tìm những loại sách truyện theo chủ điểm của từng tháng. Những bức tranh
đẹp, những sản phẩm ngộ nghĩnh do chính tay các bạn học sinh làm cũng được
trưng bày ở góc sáng tạo. Có thể nói mô hình “Thư viện góc lớp” của trường tiểu học Ái mộ B đã góp phần giúp
các em học sinh rèn luyện và trau dồi khả năng tự học, ý thức tự đọc sách, tự
khám phá, tự quản. Mô hình này thực sự cần thiết.Thư viện góc lớp đã được hình
thành với sự kết hợp của cán bộ thư viện và giáo viên chủ nhiệm các lớp, dưới
sự sáng tạo của các em học sinh. Sách trở thành người bạn cùng các em giải trí
tranh thủ sau những phút giải lao.
Hình ảnh: Thư viện góc lớp của trường TH Ái Mộ B
Hoạt
động quyên góp sách cũ từ học sinh cũng là một trong những hoạt động tích cực
của thư viện. Mỗi đợt số lượng sách cũ thu được tới hơn 1000 cuốn, bổ sung và
làm phong phú them kho tư liệu thư viện, một số được dùng để làm từ thiện.
Với
những hoạt động trên, đã góp phần xây dựng phát huy Văn hóa đọc mọi lúc một
nơi, đưa mô hình “Thư viện góc lớp” đến với bạn đọc.
Bằng những nỗ lực hoạt động
của cán bộ và Nhà trường, tới nay thư viện thực sự trở nên thân thiện và gẫn
gũi với từng thầy cô và học sinh, thực sự là không gian văn hóa của những buổi
học chuyên đề, những buổi ôn thi học sinh giỏi.
Hình ảnh: Cố và trò khối 4 ôn thi học sinh giỏi
Thư
viện trường còn là điểm dừng chân của các em trong giờ ra chơi, những em học
sinh yêu sách và muốn được cô thư viện tổ chức các trò chơi trí tuệ liên quan
tới sách. (Ví dụ các trò chơi giải ô chữ Tiếng Anh hoặc trò chơi trong Toán
tuổi thơ 1)...
Hình ảnh: Hình ảnh học sinh đọc sách trong giờ ra chơi
Ngoài
những hoạt động nêu trên, điểm nhấn tạo nên sự thân thiện của thư viện trường đó
là ở cách trang trí. Không gian thư viện trường tiểu học Ái Mộ B nơi hằng ngày
các em đọc sách là một không gian thoáng mát, quanh tường được vẽ những bức
tranh sinh động gần gũi với thiếu nhi làm cho không gian đọc của các em thật nhẹ
nhàng, thân thiện, cả một thế giới tuổi thơ vui tươi được mở ra. Cùng với đó là
những khẩu hiệu về sách và những bức tranh của những danh nhân Việt Nam như các
nhà thơ nhà văn… được treo trên tường là những tấm gương để nhắc nhở các em
hằng ngày tu dưỡng và noi theo.
Hình ảnh: Tranh vẽ tường trong thư viện trường Tiểu học Ái Mộ B
Như
vậy, bên cạnh cơ sở vật chất và nguồn sách vô cùng lớn trong thư viện, Trường
tiểu học Ái Mộ B coi việc đẩy mạnh hoạt động thư viện là vấn đề trọng yếu và là
linh hồn để truyền lửa Văn hóa đọc sách cho học sinh và bản thân mỗi giáo viên
trong nhà trường. Nhờ những nỗ lực đẩy mạnh hoạt độngthư viện, thư viện trường
Tiểu học Ái Mộ B đã khẳng định rõ được vai trò của mình trong nhà trường. Với
những hoạt động mạnh mẽ như nêu trên, hình ảnh một thư viện thân thiện đã và
đang trở nên gần gũi trong mắt bạn đọc, là bước đệm tạo đà tốt để thư viện
trường là một thư viện chuẩn thân thiện và văn minh trong hệ thống thư viện bậc
Phổ thông.
Thân mời tất cả các thầy cô,
các em học sinh, các độc giả gần xa đến thăm và đọc sách tại thư viện trường
tiểu học Ái Mộ B!