Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được biết đến như một
phương pháp dạy học tích cực được áp dụng với các môn khoa học tự nhiên. Khác với phương pháp dạy học thông thường, phương pháp “Bàn tay nặn bột”
đã phát huy được tối đa tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh. Phương pháp này chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho
học sinh bằng các thí nghiệm, các trò chơi, các nghiên cứu tìm hiểu do chính
bản thân học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tự mình tìm ra
câu trả lời, tự “bàn tay” của các em “nhào nặn” nên kết quả. Phương pháp bàn tay nặn bột góp phần
không nhỏ tạo ra tính tò mò, ham muốn khám phá, say mê khoa học của học sinh.
Ngoài việc tìm hiểu kiến thức, học sinh còn được rèn luyện kỹ năng diễn đạt,
phát triển kỹ năng nói và viết, giúp các em tự tin hơn. Không chỉ vậy,
phương pháp này còn góp phần giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, thực
hành, sức sáng tạo và độc lập trong suy nghĩ.
Qua tiết học chuyên đề, các em học
sinh của các lớp đã có những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn. Các em sôi nổi, tự
tin trao đổi, thảo luận, thực hành. Rất nhiều học sinh của lớp đã thể hiện được
khả năng dẫn dắt, thuyết trình. Đặc biệt, các em có ý thức đoàn kết, phối hợp
và hoạt động nhóm rất tốt. Có thể nói, cô và trò của lớp 1A4, 1A6, 1A5 đã có
một giờ học vô cùng thành công.
Phát
biểu tại buổi chuyên đề, đồng chí Ngô Thị Minh Phú - Hiệu trưởng nhà trường đã
nhất trí với nội dung và quy trình mà tổ xây dựng. Ghi nhận ý kiến chia sẻ của
các thành viên trong tổ, đồng chí động viên giáo viên Tổ 1 trong tiết dạy cần
tăng cường chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, dạy tích hợp các môn
học. Dạy học phải gắn liền với cuộc sống và phục vụ cuộc sống; trong các tiết
dạy cần quan tâm nhiều đến hoạt động học tập của trò và hiệu quả của tiết dạy,
lấy người học làm trung tâm để đánh giá, nhận xét.
Một số hình ảnh tại buổi
chuyên đề: