Mĩ thuật là loại
hình nghệ thuật tạo hình, là công cụ để con người hướng tới thể hiện cái đẹp và
sự hoàn mĩ. Mĩ thuật gắn liền với sự phát triển của loài người, bắt nguồn từ cảm
xúc trước vẻ đẹp của tạo hóa thông qua ngôn ngữ của đường nét, màu sắc... Mĩ
thuật còn là phương thức tối ưu để truyền tải nét đẹp văn hóa, thông điệp cuộc
sống của từng vùng miền... Tính ứng dụng của mĩ thuật luôn chứa đựng sức sống
mãnh liệt trong cuộc sống hàng ngày và một trong những môn học quan trọng nhất
giúp con người lĩnh hội được kiến thức nhân loại.
Với tính ứng dụng cao và là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển
nhân cách và tư duy thẩm mĩ, nhưng giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học lại chưa được
xã hội đánh giá đúng thực chất. Bài viết này với mong muốn giúp các quý bậc phụ
huynh hiểu rõ hơn về tầm ảnh hưởng của hoạt động Mĩ thuật tới lứa tuổi đang học
hỏi và hình thành nhân cách, chính những hoạt động sáng tạo đơn giản này lại là
một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Học cách
sáng tạo và trân trọng Mĩ thuật nói riêng và Nghệ thuật nói chung luôn là hành
trang đồng hành với sự phát triển toàn diện của học sinh Tiểu học.
Năm học 2016 – 2017, Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã có những cải cách căn bản và toàn diện với Giáo dục Mĩ thuật cấp tiểu
học theo định hướng phát triển năng lực. Vận dụng phương pháp mới của dự án hỗ
trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học do Vương quốc Đan Mạch tài trợ (SAEPS) sau nhiều
năm thử nghiệm và thí nghiệm thành công tại các trường tiểu học trên toàn quốc
nay đã đi vào thực tiễn.
Phương pháp “Học Mĩ thuật” mới (theo định
hướng phát triển năng lực) được vận dụng theo thực tiễn của Giáo dục và văn hóa
Việt Nam nên đã chứng tỏ được tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về
phương pháp dạy- học Mĩ thuật Tiểu học ở Việt Nam hiện nay.
Phương pháp “Học Mĩ thuật” mới đã
truyền cảm hứng và giúp cho giáo viên Mĩ thuật tiểu học có thể vận dụng linh
hoạt vào thực tiễn một cách hiệu quả với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm,
kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp học sinh
có được các kỹ năng. Thông qua các hoạt động cá nhân, tương tác nhóm giúp học
sinh luyện rèn được khả năng biểu đạt sáng tạo và giao tiếp thông qua hình ảnh.
Với sự hỗ trợ của các thiết bị giáo dục hiện đại như máy chiếu projector, hệ
thống âm thanh và internet học sinh thỏa sức được khám phá, hiểu và đề cao văn
hóa thông qua nghệ thuật thị giác. Mục tiêu thiết thực nhất của phương pháp
“Học Mĩ thuật” mới nhằm tới sự hình thành các kỹ năng sống và phát triển năng
lực cá nhân để học sinh nhận biết, yêu thích cái đẹp và từ đó biết vận dụng vào
cuộc sống sinh hoạt, học tập hằng ngày.
Trường Tiểu học Ái Mộ B đã áp dụng
phương pháp “Học Mĩ thuật” mới từ năm học 2015 – 2106 thông qua các tiết tăng
cường đã đem lại sự hữu hiệu rõ rệt. Vẫn trên nền tảng của học Mĩ thuật Việt Nam
nhưng với phương pháp học tiên tiến này học sinh được trải nghiệm những giá trị
Mĩ thuật thú vị mới mẻ. Đặc điểm nổi trội của “Học Mĩ thuật” là sự tái hiện và
sáng tạo thẩm mĩ qua các tác phẩm của cá nhân hay của nhóm theo định hướng của
giáo viên với các “Chủ đề” nên học sinh ghi sâu kiến thức, không cảm thấy gò
bó. Nội dung môn học gần gũi, dễ tiếp cận và được tự do sáng tạo, điều đó góp
phần nên sự hấp dẫn của “Học Mĩ thuật”. Với năm học 2016 – 2017, trường Tiểu
học Ái Mộ B với mô hình trường học điện tử, có đầy đủ trang thiết bị, internet,
phòng học quy chuẩn cho từng môn học, đây là môi trường rất tốt để học sinh có
thể học tập vui chơi. Đặc biệt với sự hỗ trợ của mô hình điện tử, phương pháp
“Học Mĩ thuật” mới học sinh luôn hứng thú trong từng tiết học học sinh được tìm
hiểu nguồn kiến thức trực tiếp trên internet. Sự đổi mới về nội dung và thời
lượng giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sâu, rộng hơn. Chương trình Mĩ thuật cũ,
học sinh thực hành cá nhân theo từng bài và các nội dung được lặp đi lặp lại
nhiều lần, thiếu hình ảnh, thời lượng ít nên đó là sự hạn chế cho việc lĩnh hội
kiến thức và rèn luyện kỹ năng nói của học sinh. Phương pháp “Học Mĩ thuật”
mới, học sinh được tìm hiểu kiến thức qua các chủ đề. Tùy vào nội dung của chủ
đề nên thời lượng của mỗi chủ đề cũng khác nhau để phù hợp cho người học. Sách
“Học Mĩ thuật” cũng là điểm đáng chú ý với nhiều hình ảnh sinh động. Phần
“chuẩn bị đồ dùng” và “mục tiêu của em” được nêu ra rất rõ giúp học sinh nắm
bắt kiến thức chủ động hơn. Sau mỗi nội dung chủ đề học sinh tự đánh giá kết
quả học tập và nêu cảm nghĩ luyện rèn kỹ năng viết văn. “Học Mĩ thuật” giáo
viên không dạy lý thuyết, thay vào đó là tổ chức hoạt động nhóm theo định hướng
cho học sinh hoạt động. Qua hơn 2 tháng chính thức áp dụng, học sinh trường
Tiểu học Ái Mộ B rất hứng thú với hoạt động nhóm, các em biết hỗ trợ nhau để
tạo nên một sản phẩm của tập thể. Học sinh được tiếp cận rất gần với Mĩ thuật
ứng dụng thông qua các nội dung như làm mặt nạ, con rối, tạo hình 3D bằng các
vật liệu dễ tìm như bìa, vỏ hộp, chai, đĩa, bát, cốc nhựa, lá cây khô….. Những
vật liệu đã qua sử dụng tưởng chừng như phế thải nhưng với phương pháp này đã
truyền một sức sống mới cho từng sản phẩm mĩ thuật qua bàn tay của học sinh góp
phần nêu cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Điều đáng chú ý nhất cho
“Học Mĩ thật” đó là ngoài kỹ năng vẽ, cắt xé dán, nặn thông qua các hoạt động
mĩ thuật học sinh được luyện các kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước tập
thể, diễn kịch rối giúp các em tự tin trình bày về cảm xúc, suy nghĩ của mình,
điều đó đang rất thiếu ở học sinh Việt Nam hiện nay.
“Học Mĩ thuật” là một bước tiến lớn,
thay đổi toàn diện và căn bản Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học. Chính vì điều đó, mỗi
người giáo viên Mĩ thuật tiểu học càng cần phải trau dồi kiến thức và kỹ năng
sư phạm để đáp ứng được việc dạy – học Mĩ thuật trong trường tiểu học. Phòng
GD&ĐT Quận Long Biên luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên tham gia các
đợt tập huấn của Sở GD&ĐT và tổ chức các đợt tập huấn giúp giáo viên nắm
bắt và theo kịp đà phát triển của “Học Mĩ thuật” của các quốc gia có nền giáo
dục phát triển.
Kí
ức không thể nhạt phai
Mỗi
chúng ta bao cảm xúc ùa về
Sự
học quanh ta không riêng già trẻ
Người
thầy, người cô bao mái trường yêu dấu
Nay
trở về đây với ký ức học trò
Những
tưởng rằng với sứ mệnh thiêng liêng
Dìu
dắt em thơ “măng non đất nước”
Nay
chúng tôi lại được một lần nữa
Là
học sinh của những người Thầy...
Với
những thầy cô cống hiến bao năm trong nghề
Có
những người đã lên chức nội, ngoại
Vẫn
thấy trong tim bao ngọn lửa ấm nồng
Hòa
quyện với nhau, lớp học tâm hồn
Mỗi
chúng tôi với những sắc màu
Không
ai giống ai nhưng cùng chung hoài bão
Sắc
màu vui, sắc màu tung tảy
Nhảy
múa hoan ca quanh tâm huyết người Thầy
Tâm
huyết nóng nối liền những quyết tâm
Ấp
ủ trong tim cả đời dạy học
Sức
đã “tĩnh” nhưng tâm thì vẫn “động”
Truyền
lại mau sau lớp lớp trồng người
Những
người thầy, người cô của chúng tôi
Xây
dựng, đấu tranh, lăn xả với cái Đẹp
Những
phương thức hay, những hướng đi mới
Mĩ
thuật phương Tây mong áp dụng nước nhà
Tiếp
cận học sinh không qua kiến thức sáo mòn
Tổ
chức vui chơi, học sinh cảm nhận cái Đẹp
Mỗi
lớp măng non không đào tạo họa sĩ
Thẩm
mĩ, tư duy, vốn sống, thực hành
Những
giọt mồ hôi, giọng lạc đi vì nghề
Nhưng
ánh lên nỗi khát khao vì nghiệp
Thầy
cô hăng say, lớp học trò tích cực
Sản
phẩm hay, hướng đi mới đây rồi
Vẽ
biểu cảm, vẽ thông qua ánh nhìn
Điều
khiển tư duy hướng tới cái Đẹp
Nét
vẽ ngoằn nghoèo nhiều nơi lệch lạc
Chứa
đựng trong tâm cảm xúc đong đầy
Vẽ
cùng nhau, vẽ cả một cộng đồng
Quan
sát cuộc sống chung và cùng nhau hoàn thiện
Bài
này sai, hãy nhìn bài bên cạnh
Thế
giới muôn màu, hợp tác, thành công
Với
những suy nghĩ của lớp lớp học sinh
Đơn
giản lắm nhưng không thể bắt chước
Ý
tưởng trẻ thơ, suy nghĩ trước thời đại
Dạy
làm sao để nảy ý, hình thành
Cốt
truyện hay đang chờ các em
Hãy
viết nhé, tập làm “nhà văn” nhí
Phân
vai, cây bút đây mình cùng vẽ
Nội
dung viết ra, nhân vật là chính mình
Với những đồ vật
ở quanh em
Tưởng không dùng
nhưng sức sáng tạo là bất tận
Rèn luyện các em
yêu thiên nhiên, thêm quý trọng lao động
Đồ vật kia sức
sống mãi trường tồn
Sản phẩm 3D, cả
thế giới phơi bày
Sức sống mới qua
bàn tay sĩ nhí
Hãy thoả ước mơ,
dám làm và dám nghĩ
Thẩm mĩ kia theo
em suốt cuộc đời...
Âm nhạc Mĩ thuật
không thể rời nhau.
Trong vần điệu có
sức sống hình ảnh
Bao cảnh nên thơ,
qua nghệ thuật lăng kính
Nhạc và tranh màu
sắc múa tưng bừng.....
Lớp học khép lại,
tương lai mở hướng mới
Các bạn ơi cùng
chung sức chung lòng
Yêu thương nhau,
ta cùng sống một đời
Nghề dạy học
thiêng liêng đầy vinh dự....
Tác giả: Ngô Vũ Tứ
Một số hình ảnh lớp học:
Hình ảnh: Học sinh hứng thú học tập
Hình ảnh: Các em học sinh say mê với các hoạt động
Hình ảnh: Chất liệu em yêu thích
Hình ảnh: Ngộ nghĩnh và đáng yêu
Hình ảnh: Sản phẩm của em
Hình ảnh: Bức tranh "Vui cùng nhau " do các em học sinh vẽ