Căn
cứ hướng dẫn số 24- HD/BTGTW ngày 16/2/2017 của Ban tuyên giáo Trưng ương tuyên
truyền về công tác biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam –
Lào, Việt Nam – Cam-pu-chia năm 2017 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô về ý nghĩa, sự cần thiết của công tác
phân giới, cắm mốc, việc xây dựng và giữ gìn hệ thống mốc quốc giới hiện đại; về
tầm quan trọng của việc quản lý, bảo đảm an ninh biên giới, về chủ trương xây dựng
đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của Việt Nam; đồng
thời tạo sự thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô đối với
các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác biên
giới trên đất liền; thầy và trò trường Tiểu học Ái Mộ B đã thực hiện chuyên đề Hoạt
động ngoài giờ chính khóa với chủ đề “Biên giới trên đất liền Việt Nam” do cô
giáo Đào Thị Minh Hạnh – TTCM tổ 4 – GVCN và giảng dạy lớp 4A1 thực hiện. Buổi
chuyên đề đã giúp học sinh hiểu về đường biên giới đất liền của Việt Nam với
các nước bạn Trung Quốc, Lào Cam-pu-chia.
Đến
dự có cô giáo Ngô Thị Minh Phú – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng cùng các thầy cô
giáo trường Tiểu học Ái mộ B.
Đối với tuyến biên
giới Việt Nam – Trung Quốc: đã tuyên
truyền về các hoạt động bảo vệ đường biên, cột mốc, bảo đảm an ninh trật tự khu
vực biên giới, các hoạt động kết nghĩa giữa các đồn biên phòng Việt Nam với lực
lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc và mối quan hệ thân thuộc truyền thống giữa
các cụm dân cư hai bên biên giới. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình
thường hoá quan hệ, Chính phủ hai nước đã thống nhất đàm phán giải quyết vấn đề
tồn tại về biên giới trên đất liền theo nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng đường
biên giới do lịch sử để lại, đã được hoạch định bởi các Công ước 1887 và 1895
do Chính phủ Pháp và triều đình Mãn Thanh ký, và đã được phía Việt Nam và Trung
Quốc đồng ý chấp thuận. Trải qua gần tám năm đàm phán và triển khai công tác
phân giới cắm mốc trên thực địa, Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc công tác
phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới dài khoảng 1400 km từ Tây sang Đông
nối tiếp với đường phân định Vịnh Bắc Bộ (trong đó có 344 km đường biên giới đi
theo 21 sông, suối chính); cắm được gần 2000 cột mốc trong đó có hơn 1500 cột mốc
chính và hơn 400 cột mốc phụ. Hệ thống mốc giới này được đánh dấu, ghi nhận và
mô tả phù hợp với địa hình thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết, được
xác định theo phương pháp hiện đại, bảo đảm tính trung thực và bền vững lâu
dài.
Đối với tuyến biên
giới Việt Nam - Lào: Tuyên
truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử của việc hoàn thành công tác tăng
dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên biên giới đất liền đối với cả hai quốc
gia Việt Nam - Lào trong bối cảnh hiện nay. Cụ
thể: Từ năm 2008 đến tháng 7-2013, hai bên đã hoàn thành công tác cắm mốc trên
thực địa với 792 vị trí tương ứng 834 cột mốc chính, đồng thời cắm bổ sung 29 cọc
dấu tại 27 vị trí. Từ tháng 8-2013 đến nay, Ủy ban Liên hợp cắm mốc biên giới
Việt Nam - Lào đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành hữu quan và với
phía Lào xử lý các công việc còn lại và phát sinh trong quá trình thực hiện Dự
án, trong đó xây dựng thêm 139 cọc dấu tại 86 vị trí, nâng tổng số mốc và cọc dấu
đã cắm trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào lên 905 vị trí, tương ứng 1002
mốc và cọc dấu. Đồng thời buổi chuyên đề còn giúp học sinh hiểu thêm về ý
nghĩa, lợi ích của việc xây dựng và quản lý biên giới hòa bình, hữu nghị với bảo
đảm an ninh biên giới, phát triển kinh tế - xã hội khu vực vùng biên.
Đối với tuyến biên
giới Việt Nam – Cam-pu-chia: Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
xây dựng đường biên giới hòa hình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, củng cố
niềm tin, tình đoàn kết, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của đội ngũ chức sắc
tôn giáo, già làng, người có uy tín tại địa phương đối với các hoạt động quản
lý, bảo vệ đường biên, mốc giới theo quy định của pháp luật. Từ
năm 2006 đến năm 2015, hai bên đã phân giới được khoảng 920 km trong tổng số
chiều dài đường biên giới khoảng 1137 km; xác định được 260 (trên thực địa)/314
(theo hiệp định) vị trí mốc (đạt 84,1%); xây dựng được 305 (trên thực địa)/371
(theo hiệp định) cột mốc (đạt 82,2%); quy thuộc được 104 cồn bãi, trong đó: 39
cồn bãi quy thuộc Việt Nam, 65 cồn bãi quy thuộc Cam-pu-chia. Với việc hoàn
thành xây dựng hai cột mốc 30 và 275, hai nước đã hoàn thành việc xác định, xây
dựng tất cả các cột mốc đại có gắn quốc huy tại 10/10 cặp cửa khẩu quốc tế;
cùng với cột mốc ở điểm đầu (mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia)
và cột mốc cuối cùng (mốc 314) trên đường biên giới đất liền Việt Nam – Cam-pu-chia
và 297 cột mốc chính đã xây dựng, có thể nói công tác phân giới cắm mốc giữa
hai nước đã cơ bản hoàn thành với việc hình thành được “xương sống” của hệ thống
mốc giới trên toàn tuyến.
Giờ
học đã diễn ra trong không khí học tập sôi nổi, hào hứng. Học sinh say sưa tích
cực tìm hiểu về biên giới đất liền của Việt Nam, tình hữu nghị giữa Việt Nam với
các nước Trung Quốc, , Lào và Cam-pu-chia. Giờ học giúp học sinh hiểu rõ hơn về
chủ quyền biên giới cũng như ý thức được vai trò trách nhiệm của chủ nhân tương
lai đất nước trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới.
Một số hình ảnh tiết chuyên đề: